Master Spoken English – Luyện phát âm tiếng Anh-Mỹ – Đĩa số 1 (P2)

That´s English: Convocatoria pruebas orales - EOIDNA

Luyện thanh (Tonal Action)

Người đọc nên tìm cho mình một “huấn luyện viên” riêng, ở đây chính là video của chương trình này. Mở băng là bạn bắt đầu buổi luyện của mình, và dần dần bạn đi vào guồng đào tạo của băng. Điều quan trọng là phải luyện thường xuyên. Xem đi xem lại băng nhiều lần. khi bạn đã học xong một lượt thì sau đó nên học lại một số bài tuỳ theo nhu cầu của mình. Độ dài trung bình của một băng là 43 phút, vừa khớp với một tiết học trên lớp. Tuy nhiên bạn có thể chia 43 phút ấy thành một vài lần luyện cho phù hợp với thời khoá biểu hằng ngày. Nên xác định giờ tập cho mình tạo ra một kỷ luật nhất định. Bạn có thể xắp xếp các buổi luyện theo nhu cầu và ý muốn của mình. Điều quan trọng là cần luyện kỹ cả những chỗ khó cho đến khi nắm chắc được mới thôi. Chúng ta có thể đi tuần tự từng băng, từng bài theo trật tự có sẵn, hoặc cũng có thể cấu trúc các buổi tập theo ý mình, tạo ra sự đa dạng, tránh nhàm chán. Hay nói một cách khác:

 

  1. Bạn có thể chạy từ đầu đến cuối một cảnh để luyện.
  2. Hoặc cấu tạo bài luyện như sau: ví dụ 5 phút dành cho luyện thanh (tonal action), 5 phút

 

luyện cấu trúc âm (structural actionl), 10 phút luyện phụ âm (consonant action), 5 phút luyện lời nói (connected speech), 5 phút ngữ điệu (intonation), và cuối cùng tập hợp tất cả để luyện tổng hợp theo một cảnh 15 phút.

 

Còn một cách luyện nữa gây hứng thú luyện cho bạn là luyện trên nền nhạc. Trong băng nói chung, bài luyện không có nhạc nền (trừ một hai cảnh đặc biệt). Bạn có thê nghe những nhạc phẩm bạn ưa thích trong khi luyện nói. Nên tìm ra thêm những thủ pháp làm cho buổi luyện cũa bạn thêm vui vẻ, thậm chí buồn cười cũng được. Bản thân lời nói nhiều khi cũng đã buồn cười rồi, vậy khi thấy nó buồn cười thì tại sao ta lại không vui lên. Điều quan trọng là làm gì thì làm nhưng vẫn đạt được mục tiêu cuồi cùng là sản sinh âm. Chẳng có lý do gì mà bạn lại không được thưởng thức âm nhạc mà bạn thích, và chẳng có gì có thể làm bạn phân tán tư tưởng, một khi bạn đã làm quen với khoá học.

 

Khoá học này thực hiện qua băng video. Cũng giống như các loại bài tập bằng video khác, chúng ta phải vận động cơ thể. Thoải mái nhưng công phu. Phải cảm thấy được điểm rung (points of vibration) khi phát âm. Hãy vui vẻ xoải người ra, vươn vào bài tập tạo âm thanh (sound-making exercise). Thưa các bạn, đôi khi những việc mình tưởng vớ vẩn nhất lại vẫn có ích. Điều đó rất đúng trong khi sản sinh lời nói. Vậy hãy thả lỏng, vui vẻ lên, tạo một sản phẩm thật đáng ngạc nhiên.

 

Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể phát hiện ra giọng của bạn hình như khoả hẳn lên. Bài luyện thanh (băng số 1) sẽ bắt đầu thấm vào lối nói hằng ngày của bạn rất nhanh, rồi kết quả cứ nhân dần lên, rồi giọng của bạn sẽ rung mạnh hơn, tạo cho mình một chất giọng đáng tin cậy. Rồi

 

khi đã xây dựng được ý thức và cảm nhận về âm thanh, bãn sẽ phát hiện ra mình đã tạo được khả năng mới, điều khiển sự năng động của lời nói.

 

Vảo lúc đầu người đọc phải luyện tập một cách có ý thức để nâng cao chất giọng và chất lượng của lời nói, luyện cả khả năng thay đổi giọng nữa. Như vậy người học cần luyện để đạt được khả năng nhảy cảm với âm thanh, đồng thời điều khiển được các cơ quan cấu âm của mình.

 

Giới thiệu nhóm huấn luyện

 

 

Gene zerma:                                    hi, welcome to the real world.

 

Connie Horwards:                       Hello. Hi.

 

Randy Talai:                                   Hello. Hi. Welcome to the real world?

 

Connie Horwards:                       Well, as real as it gets in Southern California.

 

Gene zerma:                                    This is Connie Horward, our Dialectician, and Randy Talai, our

 

Phonics Specialist.

 

Randy Talai:                                   And this is Gene Zerna, Voice and Speech Specialist and the director of

 

A-TEAM, Accent Modification Specialists Team in Los Angeles,

 

Gene zerma:                                    California.

 

And this is as real as it gets. Real American English the way Americans really speak it.

 

Trong khoá học này, chúng ta sẽ được học tiếng Mỹ chính thống, do người Mỹ nói: cấu âm rõ ràng khúc chiết, đầy biểu cảm và giọng không bị pha tạp. chúng ta sẽ học cách cảm nhận lời nói của mình (feel your speech), nhận biết âm thanh như một yếu tố rung (experience sound as vibration), và phát triển khả năng ghi nhớ mẫn cảm về âm tiếng Mỹ. Chúng ta sẽ phát hiện ra năng lượng của âm thanh, những quy tắc dùng để phát ra lời nói. Đó là những kỹ thuật mà người dẫn chương trình chuyên nghiệp, phát thanh viên, và diển viên vẫn sử dụng.

 

Có hai điều cần ghi nhớ:

 

 

  1. Dồn lực vào bài tập. Xin nhớ là khoá học này huấn luyện bạn phát âm bằng những kỹ thuật mà các diễn viên thường dùng. Chỉ khi các bạn nắm được những kỹ thuật này thì mới có thể phát âm tiếng Mỹ giống như trong các bài tập trên hình. Gần cuối chương trình có một số bài tập khá là thách thức, nhưng cố gắng nắm bắt trong khả năng của mình. Tất nhiên chúng ta không thể hoàn thiện ngay các loại hình bài tập, các kỹ thuật nói một lúc được. Hãy kiên trì.

 

  1. Luyện và luyện đi luyện lại. Sau khi đã luyện từ đầu tới cuối theo khoá học này, các bạn sẽ còn phải luyện tiếp bằng cách chọn lựa một số bài tập theo ý riêng của mình để luyện lại. Không cần theo một trật tự nào. Luyện lại những gì mình cảm thấy cần và thấy còn yếu, chưa hoàn thiện. Làm việc theo tiến độ mình có thể kham nổi. Xin đừng vội.

 

 

Sau đây là một số bài tập trước khi vào luyện âm. Các bạn có thể mở băng video và tập theo băng, hoặc có thể tập không cần băng, theo hướng dẫn dưới đây. Bài tập thư giãn và thở thực hiên trước mỗi buổi luyện âm.

Thư giãn và thở

Chúng ta có một số bài tập thư giãn và thở. Trình tự như sau:

 

  1. Tư thế:
    • – Nằm ngửa đầu trên sàn.
    • – Tay duỗi thẳng theo 2 bên sườn.
    • – Nghĩ về những cơ bắp của cơ thể mình: các cơ từ cổ đến ngực, các cơ từ ngực đến bụng, cơ đùi, cơ bắp chân.

 

  • – Hãy thả lỏng tất cả những cơ bắp ấy.
  • – Dán lưng xuống sàn nhưng đừng lên gân. Thả lỏng các cơ ở lưng.

 

  1. Bài tập:
    • – Bắt đầu thở: hít sâu vào, thở hết ra.
    • – Hít thở vào qua đường mũi lẫn đường miệng.
    • – Thở đều, giãn gân cốt, mọi thớ thịt giãn ra, trùng gân cốt xuống, dán mình xuống sàn. Thở đều, hình như có luồng khí đang chạy từ đầu qua ngực qua bụng. Thả lỏng đầu, đầu tự ngoẹo sang một bên, thở đều, thả lỏng đầu gối, bắp chân, thở đều thở sâu, thở nhẹ nhàng, hít thở sâu, hình như dạ dày đang căng ra đầy hơi (người Anh gọi động tác này là “filling up the bucket”), thả lỏng hai vai, hãy từ từ ngẩn đầu lên và ngồi dậy.

 

NGÁP (YAWNING)

 

Thực hiện động tác ngáp tự nhiên. Mỗi lần tập ngáp khoảng 10 lần.

 

GIÃN GÂN CÓT (STRETCHING)

  • – Giãn các ngón tay về các phía, giãn cả bàn tay, rồi giãn từng ngón tay.
  • – Vươn cổ về phía trước (5 lần).
  • – Vươn cổ và ngả người về phía trước (5 lần).
  • – Phối hợp: ngáp, vươn cổ về phía trước, giãn các ngón tay (5 lần).

TẬP NUỐT (SWALLOWING)

 

 

Há mồm rồi ngậm lại và nuốt “ực” một cái. Dừng lại đếm từ 1 tới 10 rồi nuốt tiêp. Cứ như vậy 5 lần, nó sẽ bôi trơn cổ họng chúng ta.

Xem thêm: https://hochay.com/phat-am-679.html#2co-quan-cau-am

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *